Quy trình thực hiện mở văn phòng đại diện

16/05/2019 - Lượt xem: 985
1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Khi các công ty, doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng thị trường, mở thêm văn phòng đại diện trong cùng địa phương có thể tham khảo quy trình mở văn phòng đại diện sau đây.

Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có chức năng kinh doanh, không thực hiện các hoạt động sinh lời, kí kết hợp đồng trừ trường hợp có sự ủy quyền từ công ty. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Chức năng chính của VPĐD là văn phòng liên lạc, nghiên cứu, cung cấp thông tin và hỗ trợ trụ sở doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và đối tác mới. Văn phòng đại diện được quyền đăng ký con dấu riêng để thuận tiện cho quá trình hoạt động.

VPĐD có thể đặt cùng tỉnh hoặc khác tỉnh với trụ sở chính của công ty. Mọi hoạt động kê khai thuế, xuất hóa đơn đều do trụ sở chính của công ty thực hiện.Tuy nhiên, VPĐD phải tính toán các khoản khấu trừ thuế, kê khai thuế và quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế nhà thầu khi thực hiện thanh toán các khoản lương, thưởng và phí dịch vụ. Bên cạnh đó, VPĐD cũng vẫn có thể lập báo cáo tài chính nội bộ theo yêu cầu của công ty mẹ.

Quy trình thành lập văn phòng đại diện

  1. Lập hồ sơ, giấy tờ đăng ký thành lập VPĐD

Doanh nghiệp Khi thành lập văn phòng đại diện phải gửi thông báo lập văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, nơi đặt VPĐD trong vòng 10 ngày kể từ ngày quyết định thành lập VPĐD. Nội dung thông báo gồm:

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  • Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện;
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

      Hồ sơ thành lập VPĐD gồm:

  • Bản thông báo lập văn phòng đại diện;
  • Biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện (Đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn);
  • Quyết định thành lập văn phòng đại diện;
  • Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện
  • 1 bản công chứng Căn cước công dân/CMND/ Hộ chiếu và chữ ký của người đứng đầu văn phòng đại diện.
  • Bản sao công chứng Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN của công ty mẹ;
  • Giấy giới thiệu hoặc giấy uỷ quyền cho người nộp hồ sơ;
  • 01 bản công chứng CMND/Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực của người nộp hồ sơ
  1. Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh tại sở kế hoạch đầu tư. Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký thông tin doanh nghiệp quốc gia để yêu cầu mã số văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.:

  1. Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động VPĐD

Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký VPĐD thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản tới Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và được cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là các bước thực hiện thành lập VPĐD. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập văn phòng đại diện, hãy liên hệ với Kế Toán Đại Dương, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm ủy quyền và hoàn thành tất cả các thủ tục liên quan đến thành lập VPĐD trong thời gian ngắn nhất.

Mọi chi tiết, quý khách vui lòng gọi 0966.002.638 hoặc gửi về ketoandaiduong668@gmail.com để được tư vấn và giải đáp.

Chia sẻ
Share
0966002638