KTDD chia sẻ 4 bước cơ bản lập kế hoạch kinh doanh áp dụng được với mọi lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang định hướng phát triển.
BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM VÀ NGÀNH NGHỀ
Xác định rõ ràng đặc tính, điểm mạnh điểm yếu của sản phẩm. Ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp hay sản phẩm hướng tới là gì? Trong bước này, thời điểm tung ra sản phẩm – dịch vụ hay xu hướng đặc thù ngành của sản phầm là những yếu tố quan trọng nhất.
BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH
Một kế hoạch kinh doanh phải làm rõ tầm nhìn kinh doanh. Để góp phần hoàn thiện tầm nhìn đó, mục đích – mục tiêu của kế hoạch kinh doanh cần theo sát các tiêu chí hay sứ mệnh đề ra của doanh nghiệp hay tổ chức. Mục tiêu kinh doanh của bản kế hoạch, nếu không đồng nhất với sứ mệnh, tầm nhìn của tổ chức thì chắc chắn phải khai phá và tìm ra hướng phát triển nhảy vọt cho tổ chức. Sự xung khắc không hợp lí giữa bản kế hoạch mới và đường lối cũ chắc chắn dẫn tới thất bại cho dự án.
Xem thêm: Các bước thành lập công ty
BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG CHỦ THỂ
Đối tượng chủ thể, hay nói cách khác chính là hội đồng xét duyệt, HĐQT, cổ đông, nhà đầu tư... Những người trực tiếp tiếp nhận, đánh giá và quyết định kế hoạch có được bắt đầu hoạt động hay không. Để thuyết phục các chủ thể này, có 4 yếu tố người lập kế hoạch cần chú ý:
- Sự tín nhiệm – Tạo dựng niềm tin, sự tôn trọng và yêu thích bằng sự chuyên nghiệp, chi tiết, rõ ràng của bản kế hoạch và tính sáng tạo, đầu tư, tự tin, nghiêm túc của bản thân người đề xuất.
- Sự thấu hiểu chủ thể - Bản kế hoạch kinh doanh với rất nhiều từ ngữ chuyên ngành chi tiết chuyên nghiệp là cần thiết cho HQĐT, các chuyên gia. Nhưng một bản thứ 2 rút gọn chi tiết, đi sâu vào trọng tâm về lợi nhuận, tài chính, nhân lực... lại phù hợp cho các nhà đầu tư thiên thần, đầu tư lớn.
- Vạch rõ nguồn lực – Thể hiện rõ ràng nguồn lực cần thiết cho dự án (tài chính, nhân sự...) và các yếu tổ rủi ro phát sinh
- Lợi nhuận trung thực – Sự thực tế và chi tiết của yếu tố này chính là điều mà mọi “chủ thể” đều quan tâm hàng đầu
BƯỚC 4: LẬP KẾ HOẠCH
Thứ tự trình bày trong bản kế hoạch có thể theo mẫu sau:
- Xác định mục tiêu
- Tóm tắt kế hoạch, dự án theo dòng thời gian (hoặc biểu đồ)
- Đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ
- Phân tích ngành, năng lực nội bộ và đối thủ cạnh tranh
- Phân tích thị trường
- Kế hoạch Marketing
- Dự thảo tài chính
- Năng lực của đội ngũ quản lí dự trù
- Đề xuất huy động nguồn lực
- Phụ lục (mọi thông tin cần thiết khác)