Một trong số đó là chính sách cho phép nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam mà không cần đăng ký đầu tư (tức là đối xử như nhà đầu tư Việt Nam).
Nếu nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc kinh doanh ngành có điều kiện thì phải đăng ký góp vốn.
Tuy nhiên, tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài còn tuỳ thuộc vào lộ trình mở cửa thị trường của Việt Nam căn cứ vào cam kết của Việt Nam trong WTO. Đến năm 2015, hầu hết các rào cản và hạn chế này đã được bãi bỏ.
Vì vậy, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp Việt Nam vẫn là sự chọn lựa tối ưu đối với nhiều nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp trong nước. Đối với nhà đầu tư nước ngoài thì đây là kênh đầu tư hiệu quả vì đã có sẵn thị trường, có sẵn cơ cấu tổ chức hoạt động. Đối với doanh nghiệp trong nước thì đây là kênh huy động vốn và kinh nghiệm quản lý cũng như trình độ khoa học công nghệ cao từ các nước phát triển.
Mặc dù vậy, thủ tục pháp lý liên quan đến góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn là rào cản lớn nhất đối với các nhà đầu tư. Bởi lẽ, các quy định và thủ tục pháp lý không dễ dàng thực hiện nếu không có sự trợ giúp của những nhà tư vấn chuyên nghiệp.
Chúng tôi, Luật Đại Dương, tự hào là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm pháp lý, vững kiến thức kinh tế, hiểu biết về chính sách thuế, thạo ngoại ngữ chuyên ngành, chúng tôi luôn luôn mang đến sự hài lòng cho các nhà đầu tư đến từ 5 châu lục.
+ Nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư
+ Nhà đầu tư là tổ chức:
Lưu ý: Văn bản của nước ngoài phải được hợp pháp hoá lãnh sự và dịch sang Tiếng Việt có chứng thực.
Phí trên đã bao gồm lệ phí đăng ký kinh doanh và chưa bao gồm thuế GTGT (10%).